Lịch sử Mũi Agulhas

Phát hiện

Bản đồ mũi Agulhas và mũi Hảo Vọng.

Tháng 8 năm 1487, Bartolomeu Dias - nhà hàng hải Bồ Đào Nha, xuất phát từ Lisbon, đi về phía nam men theo bờ biển Tây châu Phi, lúc đến cảng Walvis gặp phải gió bão, đã trôi nổi trên biển cả 12 ngày đêm, cuối cùng neo đỗ tại vịnh Mossel - bờ biển Nam châu Phi, vào ngày 3 tháng 2 năm 1488. Trong cung đường trở về, đã gặp phải sóng lớn gió dữ tại mũi Hảo Vọng, hiểu lầm rằng ông đã đến "điểm cực nam của lục địa châu Phi", liền lấy tên mũi Bão Táp đặt cho mũi đất này. João II - quốc vương Bồ Đào Nha, đem nó đổi tên thành "mũi Hảo Vọng". Nghĩa là đi vòng qua mũi đất này thì ta có thể đến được phương Đông dồi dào sản vật, đông đúc dân số, con đường thương mại sẽ được khai thông. Từ góc độ hình dạng mà nhìn, mũi Hảo Vọng cao ngất và hiểm trở, mũi Agulhas thì ôn hoà hơn rất nhiều, sóng gió cũng ít hơn.

Bãi biển của mũi Agulhas không có vách núi, sườn núi dốc đứng như mũi Hảo Vọng, cũng không có sóng gió hãi hùng như mũi Hảo Vọng, ven biển chỉ có đống đá lộn xộn, sóng vỗ ập bờ, bờ biển rất bằng phẳng. Chỗ này là chân trời góc biển của lục địa châu Phi, cũng là đường phân giới địa lí giữa Đại Tây DươngẤn Độ Dương. Một toà bia đá khối lập phương đứng vững trên bờ biển bao quanh bởi đống đá lộn xộn, rất tĩnh lặng. Vẻ đẹp huy hoàng của mũi Hảo Vọng đã che lấp vẻ đẹp của mũi Agulhas, du khách nơi đây cũng không nhiều. Người Bồ Đào Nha không để lại quá nhiều vết tích ở nơi đây. Tháp hải đăng trên quả đồi quan sát một cách trung thực vùng biển cả yên lặng nhưng lạ thường - hải lưu ấm Mozambique và hải lưu ấm Agulhas ở Ấn Độ Dương xuôi theo bờ biển Đông châu Phi mà đi xuống phía nam, hải lưu lạnh Benguela ở Đại Tây Dương men theo bờ biển Tây châu Phi mà đi lên phía bắc, hai đại dương hội tụ tại chỗ này, nước biển của Ấn Độ Dương ấm hơn một chút so với Đại Tây Dương. Tuy nhiên, theo người ta nói gió bão và sóng lớn ở vùng biển mũi Agulhas vào mùa đông vô cùng nổi tiếng. Lúc gió yên sóng lặng, đó đang là mùa hè.

Sai lầm

Liên quan đến sai lầm của mũi Hảo Vọng là do lịch sử tạo ra, ngoài điều kiện tự nhiên của mũi Hảo Vọng có sức hấp dẫn hơn mũi Agulhas ra, lai lịch của mũi Hảo Vọng cũng lớn hơn so với mũi Agulhas.

Dựa vào khái niệm sai lầm về mũi Hảo Vọng, rất nhiều tài liệu nói rằng: "Mũi Hảo Vọng là đường phân giới và chỗ hội tụ của Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương". Kì thực, đường phân giới địa lí của hai đại dương này vẫn là mũi Agulhas, hơn nữa chỗ hội tụ thực tế của nó thì không ngừng di động trong vùng biển giữa mũi Agulhas và mũi Hảo Vọng, với sự thay đổi của cường độ hải lưu, chênh lệch nhiệt độ và độ lớn lực hấp dẫn của Mặt Trăng cho nên nó không ngừng biến động, hoàn toàn không phải là nhất thành bất biến, giữ vững trên một đường thẳng.

Tháng 8 năm 1487, Bartolomeu Dias - nhà hàng hải Bồ Đào Nha, hiểu lầm rằng ông đã đến "điểm cực nam của lục địa châu Phi", liền lấy tên "mũi Bão Táp" đặt cho mũi đất này. João II - quốc vương Bồ Đào Nha, cho biết việc phát hiện mũi Bão Táp là một điềm tốt, bởi vì đi vòng qua mũi đất này thì ta có thể đến được phương Đông dồi dào sản vật, đông đúc dân số, bèn đem nó đổi tên thành mũi Hảo Vọng. Từ đây nhìn ra rằng, đem "mũi Hảo Vọng" ngộ nhận thành "điểm cực nam của lục địa châu Phi" trước tiên là sai lầm của lịch sử.

Đáng mừng là, sai lầm này về sau đã được phương Tây cải chính. Năm 1966, một nhà báo Pháp đã công tác 17 năm tại châu Phi, đã viết quyển Lịch sử Nam Phi, trong sách có đoạn: "Điểm cực nam của lục địa châu Phi là khu vực này (mũi Agulhas), mà không phải là mũi Hảo Vọng như mọi người thường hay biết".

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mũi Agulhas https://www.britannica.com/place/Cape-Agulhas http://www.ruf.rice.edu/~feegi/magnet.html https://www.ioc.unesco.org/ https://web.archive.org/web/20061108004147/http://... http://www.iol.co.za/news/south-africa/western-cap... https://books.google.com/books?id=ZtqS-OXYdDEC https://web.archive.org/web/20071019031857/http://... http://www.lagulhas.co.za/lighthouse_history.html http://www.sanparks.org.za/parks/agulhas/ https://web.archive.org/web/20110127134447/http://...